Hỏi đáp phần Enterprise Networking




Q1:

'Switching hub' có nghĩa là gì?

Q2:

Tôi có thể kết nối một mạng Ethernet với mạng Fast Ethernet như thế nào?

Q3:

Tại sao lại dùng một Ethernet Switch để thay thế cho bridge hoặc router để  phân đoạn mạng?

Q4:

Thuật ngữ 'NWay' có nghĩa là gì?

Q5:

Thuật ngữ  Store-and-forward switching có nghĩa là gì?

Q6:

Các gợi ý gỡ rối

Q7:

Port trunking là gì, Bạn cần gì để dùng Port trunking và các lợi ích của nó

Q8:

Port Mirroring là gì?

Q9:

VLAN là gì ?

Q10:

Sự khác nhau giữa Rack Mount và Desktop switcht

Q11:

IP switch là gì? Layer-2 switch là gì?Layer-3 switch là gì? Sự khác nhau giữa các loại Switch này?

Q12:

SNMP,RMON và Spanning tree là gì ?

Q13:

Tại sao tôi không thể thấy màn hình Web của WGSW-2402 trong hệ thống Windows XP?

Q14:

Switch thông minh nghĩa là gì?

Q15:

Cái gì quyến định hiệu năng của switch ?

Q16:

Broadcast storm nghĩa là gì?

Q17:

Một converter 10/100Base-TX sang 100Base-FX có thể làm việc với PLANET Fast Ethernet Switch được hay không?

Q18:

Full duplex đòi hỏi những gì?

Q19:

Nếu hiệu năng của mạng thấp thì tôi có thể làm gì?

Q20:

Làm cách nào để tôi có thể kết nối một mạng Ethernet có sẵn với một mạng Fast Ethernet?

Q21:

NWAY_FORCE nghĩa là gì?

Q22:

Tại sao ModuleFNSW-2402S's 100Base-FX không thể chạy bình thường trong chế độ half và full-duplex ?

Q23:

Rate Control nghĩa là gì và hoạt động như thế nào?

Q24:

Làm sao tôi có thể dùng một kết nối gigabit Ethernet song song với mạng10/100 như một kết nối riêng để tăng tốc độ backup giữa máy trạm và máy chủ?

Q25:

Giới hạn khoảng cách kết nối của Gigabit Ethernet là bao nhiêu?

Q26:

Lợi ích của PLANET Gigabit Switches cho nguời dùng là gì?

Q27:

Gigabit Ethernet làm việc với mạng có sẵn như thế nào?

Q28:

Module PLANET SFP (Mini-GBIC)được thiết kế cho riêng GSW-2400S ?

Q29:

Đâu là nguyên nhân chính để thay thế  Fast Ethernet Switch bằng Gigabit Ethernet Switch?

Q30:

Các PLANET GSD-500/500S, GSD-800/800S Gigabit Ethernet Switches là rack mount able?

Q31:

The PLANET GSD-500/500S, GSD-800/800S, GSW-Các Switch 1600/2400 Gigabit Ethernet có hỗ trợ Jumbo frame?

Q32:

Chức năng Flow control trong switch là gì?

Q33:

Lợi ích của SGSW-4802 là gì?

Q34:

Nếu tôi dùng chức năng stack của SGSW-4802, thì có bao nhiêu switch có thể nối được với nhau?Tôi có thể nối stack SGSW-4802 và SGSW-2402 với nhau được hay không?

Q35:

Có 4 kiểu stack cho chức năng stack của SGSW-4802. Ý nghĩa và khă năng sử dụng?

Q36:

Khi nào tôi có thể dùng chức năng port mirror của  SGSW-4802. Tôi thiết lập cổng 12 làm mirror cho cổng 40 nhưng nó không chấp nhận, Tại sao?

Q37:

Stackable Switch là gì và sự khác nhau giữa Hardware stack với IP stack?

Q38:

Sự khác nhau giữa PLANET GSW-1600/GSW-2400 và GSW-1600S/GSW-2400S?

Q39:

Thông lượng của GSW-2400S? Tôi thấy hai thông số khác nhau giữa từ  CD-ROM và  Web site PLANET.

Q40:

GSW-1600S/GSW-2400S hỗ trợ tính năng Trap. Tính năng này giống chức năng Trap của phần mềm SNMP ?

Q41:

Khi mất mật khẩu GSW-1600S và GSW-2400S thì phải làm như thế nào?

Q42:

Nâng cấp firmware của GSW-1600S và GSW-2400S như thế nào?

Q43:

Lợi ích của tính năng Backup trên GSW-1600S và GSW-2400S?

Q44:

Có trường hợp  tương thích khi các sản phẩm module SFP Mini-GBIC của PLANET hoạt động cùng các dòng Switch khác cùng cung cấp giao diện SFP Mini-GBIC?

Q46:

Điểm khác nhau chính giữa GSW-2400S và GSW-2400S H/W v2.0?

Q47:

Điểm khác nhau giữa startup-config, running-config, và backup-config là gì?

Q49:

Điểm khác nhau giữa FGSW-2620VS và FGSW-2620PVS là gì?

Q50:

FGSW-2402PVS và FGSW-2620PVS hỗ trợ bao nhiêu PD?

Q51:

Thiết bị mạng của tôi có thể sử dụng cả POE và adapter nguồn, tôi sử dụng thiết bị hoạt động với FGSW-2402PVS hoặc FGSW-2620PVS như thế nào?

Q52:

Thiết bị Ethernet của  tôi dùng adapter nguồn khác 48VDC và không tương thích với chuẩn POE, thiết bị có thể hoạt động với FGSW-2402PVS hay FGSW-2620PVS?

Q53:

Thiết bị của tôi không cần nguồn qua PoE, tôi có thể tắt tính năng PoE?

Q54:

ACL là gì? (Access Control List)?

Q55:

Switch hỗ trợ kiểu QoS nào?

Q56:

Tôi có thể điều khiển Enable/Disable nguồn cho các thiết bị kết nối đến?

Q57:

GVRP và GMRP là gì?

Q58:

UPS-400 hoạt động với WGSW-2620PV như thế nào?

Q59:

Tôi cấp nguồn cho FSD-504PE như thế nào , khi nó nhận cả nguồn 12VDC và guồn PoE 48VDC?

Q60:

Nếu tôi lắp cả nguồn 12VDC và PoE 48VDC thì sao?

Q61:

Điểm khác nhau giữa GSD-800S và GSD-800S v2 là gì?

Q62:

Tôi có thể quản lý GSD-800S v2?

Q63:

Class I and Class II cho Fast Ethernet là gì?

Q64:

Vòng lặp mạng là gì?

Q65:

Chức năng của Internal Switchis hoặc Bridge trong một Hub 2 tốc độ là gì?

Q66:

Fast Ethernet Hubs của PLANET hỗ trợ các loại cáp mạng gì?

Q67:

Auto-negotiation là gì?

Q68:

Mức ưu tiên của of auto-negotiation trong 5 modes là gì?

Q69:

Lợi ích của auto-negotiation là gì?

Q70:

Sự khác nhau giữa kết nối MDI và MDI-X là gì ?

Q71:

Tại sao máy tôi không chạy khi chuyển vỉ mạng 10/100 sang mode full duplex?

Q72:

Có thể tăng tốc độ mạng được không khi một kết nối được thiết lập nhưng chậm?

Q73:

Các gợi ý gỡ rối

Q74:

IP sharing Hub là gì?

Q75:

Có thể nối hai PC mà không có Hub được không?

Q76:

Có giới hạn cascaded Hub được không ?Switch thì sao?

Q77:

Tôi dùng một vỉ mạng 10/100Mbps và một100Mbps Hub để tạo ra một mạng Fast Ethernet nhưng chỉ chạy được 10Mbps, làm sao để chạy được Fast Ethernet100Mbps?

Q78:

Lợi ích của việc dùng stackable Hub là gì?Tại sao nó lại quan trọng cho Fast Ethernet?

Q79:

Làm sao tôi biết là có nhiều xung đột?

Q80:

Làm sao để giảm bớt xung đột?

Q81:

Broadcast storm là gì?

Q82:

Sự khác nhau giữa Hub và Switching Hub là gì?

Q83:

Đèn LED collision không bao giờ sáng trong mode 100M Full Duplex có đúng không?

Q84:

Lợi ích của  PLANET Gigabit Switches cho người dùng là gì?



 

Q1: ‘Switching hub’ nghĩa là gì?

Switching hub là một thiết bị cầu (bridge) nhiều cổng trong suốt dùng để chuyển mạch lưu lượng mạng. Một hub như vậy có độ trễ trên cổng thấp và có thể dễ dàng làm việc với nhiều kết nối đồng thời. Nó hỗ trợ các tiến trình lọc và chuyển mạch gói ở tốc độ cao và phân chia thành các nhóm mạng để giảm thiểu lưu lượng. Bạn có thể gọi một switching hub đơn giản là một switch.

 

 

 

   Lên đầu trang

 

Q2:Làm sao tôi có thể nối một mạng Ethernet với một mạng Fast Ethernet?

Có một vài cách để làm việc này. Một cách là lắp đặt một switching hub. Bạn có thể dùng một switching hub 10/100Mbps để kết nối các phân đoạn mạng (segment) Ethernet và Fast Ethernet. Hoặc bạn có thể dùng một hub 2 tốc độ với module chuyển mạch tích hợp sẵn. Bất cứ lựa chọn nào cũng có thể dễ dàng ứng dụng được trong môi trường có sẵn của bạn. Giải pháp đầu tiên cho hiệu năng cao hơn còn cái thứ hai có giá thành thấp hơn.

 

 

 

Lên đầu trang

Q3: Tại sao lại dùng một Switch Ethernet thay cho bridge hoặc router để phân đoạn mạng?

Một Switch Ethernet cung cấp một giải pháp hiệu năng cao và giá thành hợp lý để bảo vệ đầu tư ban đầu của bạn trong các thiết bị mạng.

 

 

Lên đầu trang

 

Q4: Khái niệm ‘NWay' nghĩa là gì?

Khả năng tự động nhận biết (auto sensing) tốc độ 10M hoặc 100M cũng như các mode song công hoặc bán song công (full/half duplex) được gọi là ‘NWay'..

 

 

      Lên đầu trang

 

Q5: Khái niệm Store-and-forward switching nghĩa là gì?

Store-and-forward nghĩa là toàn bộ gói dữ liệu được nhận và kiểm tra lỗi, nếu không có lỗi nào thì nó sẽ được chuyển tiếp. Tuy nhiên trong trường hợp các switch PLANET NWay, việc chuyển tiếp này rất nhanh do sử dụng loại bộ nhớ SSRAM, sự phân bố cũng như kiến trúc cross-bar của phần cứng.

 

 

Lên đầu trang

Q6: Các gợi ý gỡ rối

  • Nếu switch không kết nối vào mạng được:
  • Kiểm tra đèn LED Link/Activity trên switch: Nếu LED Link/Activity không sáng, kiểm tra tất cả các kết nối tại vỉ mạng và hub. Nhớ nạp driver cho vỉ mạng.
  • Thử dùng cổng khác trên switch.
  • Kiểm tra xem cáp đã được nối đúng chưa. Cáp mạng phải được cắm chắc chắn tại tất cả các kết nối. Nếu cáp được cắm tốt mà vẫn bị lỗi thì thử dùng cáp khác.
  • Kiểm tra xem cáp đã đúng loại chưa: Dùng cáp thẳng để nối đến các vỉ mạng và cáp chéo để nối đến các hub hoặc switch khác.
  • Tắt nguồn đi. Sau một lúc lại bật nguồn lên. Nếu các cổng không auto-sensing đúng thì bật tắt lại từng thiết bị kết nối đến switch. Việc này sẽ reset các chức năng NWay trên từng cổng switch.

 

Lên đầu trang

 

Q7: Port trunking là gì? Bạn cần gì để dùng port trunking và các lợi ích của nó?

Trong một mạng chuyển mạch, khi số lượng người dùng tăng lên thì một lựa chọn để mở rộng mạng là nối cascade các switch. Nhưng khi cascade 2 cổng 100Mbps, tốc độ chuyển mạch sẽ không cao hơn 200Mbps ở mode full duplex.

 

Port trunking là một khái niệm khi nhiều hơn 1 kết nối có thể gộp lại được và do đó làm tăng băng thông giữa các switch. Port trunking cho phép coi nhiều cổng vật lý như là một cổng uplink đơn. Port trunking là một giải pháp mở rộng được. Do vậy khi lưu lượng mạng tăng lên, có thể tăng số cổng uplink lên. Khi có nhiều kết nối giữa các switch hoặc giữa switch và server, nếu một kết nối bị lỗi, các cổng khác vẫn truyền dữ liệu bình thường.

 

 

Công nghệ Port trunking có thể được áp dụng giữa các switch. Nó cũng có thể dùng để nối server và switch.

 

Dùng port trunking giữa 2 switch:

 

1. Khi 2 switch loại 10/100 được nối cascade, 1 cổng trên mỗi switch được dùng cho chức năng uplink. Khi cả 2 switch chạy full duplex, băng thông giữa 2 switch không thể vượt quá 200Mbps.

 

Khảo sát trường hợp khi cả 2 switch hỗ trợ port trunking. Ở đây thay vì một cổng, 4 cống của mỗi switch có thể dùng để cascade. Băng thông hiệu dụng giữa các switch tăng lên 800Mbps.

 

2. Implementing Port Trunking between a Server and a Switch

Một kịch bản khác là khi port trunking được dùng trong kết nối giữa server và switch. Trong một mạng client/server, tất cả các node mạng đều muốn nối đến server. Nếu server chỉ được trang bị một cổng 100Mbps thì băng thông tối đa giữa server và switch chỉ có thể là 200Mbps ở mode full duplex. Khi có nhiều client truy nhập đến server, hiệu suất trả lời của server đến các node sẽ bị giảm.

 

 

VD, khảo sát một server Windows NT được trang bị một vỉ 10/100TX đơn. Băng thông giữa server và node mạng tối đa là 200Mbps trong mode full duplex. Mặt khác, nếu server được trang bị vỉ mạng nhiều cổng, bằng cách dùng driver port trunking trên server, tất cả các cổng trên server có thể được nối đến một switch do đó sẽ làm tăng băng thông giữa switch và server theo cấp số nhân.

 

 

VD, một server Windows NT có vỉ mạng PCI 4 cổng 10/100 được cấu hình với driver port trunking. Tất cả 4 cổng có thể được nối port trunking và tăng băng thông giữa switch và server lên 800Mbps. Tốc độ này gần với kết nối uplink gigabit giữa server và switch.

 

Để ứng dụng port trunking giữa các switch, cả 2 switch đề phải hỗ trợ port trunking. Để áp dụng port trungking giữa một server và một switch, server phải có vỉ mạng multiport và nạp sẵn driver port trunking. Switch phải hỗ trợ tính năng port trunking. Những điều sau đây cần phải lưu ý khi cấu hình port trunking:

 

  • Nếu một đầu của kết nối là trunk port, đầu kia kết nối cũng nên là trunk port tương ứng. Nếu không, hoạt động chuyển gói của trunk port sẽ không lường trước được.
  • Bạn nên tắt các cổng trong một trunk port cho đến khi cả 2 đầu đều được cấu hình xong.

Lợi ích của port trunking là làm tăng băng thông giữa 2 switch:

  • Port trunking cho phép gộp nhiều hơn một kết nối để cung cấp một ống kết nối lớn giữa các switch và do đó sẽ làm tăng băng thông giữa các switch.
  • Giải pháp mở rộng: Port trunking là một giải pháp có thể mở rộng được. Do đó khi lưu lượng mạng tăng lên, số lượng cổng uplink trong một port trunk có thể tăng lên.
  • Với server hỗ trợ port trunking, băng thông giữa server và switch có thể được tăng lên. Port trunking có thể được áp dụng giữa server và switch. Nếu server được trang bị một vỉ mạng nhiều cổng, bằng cách nạp driver port trunking trên server, tất cả các cổng trên server có thể được nối đến một switch làm tăng băng thông giữa switch và server theo cấp số nhân.
  • Kết nối dự phòng giữa 2 switch: Do có nhiều kết nối giữa các switch hoặc giữa switch và server, kể cả khi một kết nối bị lỗi, các cổng khác trong port trunk sẽ đảm nhiệm việc truyền dữ liệu.

 

 

Lên đầu trang

 

Q8: Port mirroring là gì?

Port mirroring là một chức năng gỡ rối cho mạng, nó cho phép quản trị mạng xác định điểm gặp lỗi trên mạng một cách dễ dàng và hiệu quả. Port mirroring được cấu hình bằng cách chép tất cả các khung dữ liệu trên một cống sang cổng khác. Cuối cùng khi quá trình được khởi động, tất cả dữ liệu đến và đi từ cổng nguồn sẽ được gửi sang cổng đích (trong khi switch vẫn giữ chức năng chuyển mạch bình thường). Đơn giản bằng cách đặt một thiết bị RMON (hoặc LAN analyzer) trên cổng đích này, mỗi segment mạng có thể được theo dõi mà không phải di chuyển thiết bị.

 

 

 

Ghi chú: Port mirroring không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của switch.

 

 

Lên đầu trang

Q9: VLAN là gì?

Trong một mạng LAN truyền thống, các máy trạm được kết nối với nhau bằng hub hoặc repeater. Các thiết bị này quảng bá lên mạng bất kì dữ liệu nào được gửi đến. Tuy nhiên nếu hai người muốn gửi thông tin cùng một lúc thì sẽ xảy ra xung đột và toàn bộ dữ liệu truyền đi sẽ bị mất. Xung đột xảy ra sẽ bị quảng bá trên toàn mạng bởi các hub và repeater. Do đó thông tin ban đầu sẽ phải được gửi lại sau một thời gian chờ cho xung đột được giải quyết, vì vậy sẽ lãng phí một khoảng thời gian và tài nguyên mạng. Để ngăn chặn xung đột lan truyền đến tất cả các trạm và mạng, một bridge hoặc switch có thể được dùng. Các thiết bị này không chuyển tiếp các xung đột mà chỉ cho phép các gói broadcast (đến tất cả người dùng trong mạng) và multicast (đến một nhóm nhất định người dùng) đi qua. Một router có thể được dùng để ngăn chặn các gói broadcast và multicast đi qua mạng.

 

 

 

 

Các trạm, hub, repeater cùng nhau làm thành một segment LAN. Một LAN Segment được coi là một vùng xung đột (collision domain) vì các xung đột chỉ xảy ra trong một segment. Vùng lưu chuyển các gói broadcast và multicast goi là vùng quảng bá (broadcast domain) hay là LAN. Do vậy LAN bao gồm một hoặc nhiều LAN segment. Định nghĩa vùng quảng bá và xung đột trọng một LAN phụ thuộc vào cách các máy trạm, hub, switch, router được kết nối với nhau. Điều này nghĩa là tất cả mọi người trên một LAN phải trong cùng một vùng.

 

 

 

VLAN cho phép quản trị mạng phân chia LAN một cách logic thành nhiều vùng quảng bá. Vì đây là sự phân chia logic chứ không phải vật lý, các máy trạm không nhất thiết phải ở cùng một nơi. Người dùng ở các tầng khác nhau trong cùng một tòa nhà, hoặc cả ở các tòa nhà khác nhau có thể thuộc về cùng một LAN. VLAN cũng cho phép định nghĩa các vùng quảng bá mà không cần router. Các phần mềm bridging được dùng để xác định máy trạm nào có thể nằm trong một vùng quảng bá. Router chỉ cần dùng để nối 2 VLAN.

 

 

 

VLAN cung cấp một số ưu thế so với mạng LAN truyền thống như sau:

  • Hiệu năng: Trong các mạng có lưu lượng bao gồm nhiều thành phần broadcast và multicast, VLAN có thể giảm thiểu việc truyền các dữ liệu này đến những đích không cần thiết. VD, trong một vùng quảng bá có 10 người dùng, nếu quảng bá dữ liệu đến 5 người thì việc gộp 5 người ngày vào một VLAN riêng rẽ sẽ làm giảm lưu lượng. So sánh với switch, router đòi hỏi xử lí dữ liệu vào nhiều hơn. Khi lưu lượng đi qua router tăng lên, độ trễ trên router cũng tăng và làm giảm hiệu suất mạng. Việc dùng VLAN sẽ giảm số router cần dùng vì VLAN tạo ra các vùng quảng bá dùng switch thay cho router.
  • Hình thành các nhóm ảo: Ngày nay các nhóm làm việc nhiều chức năng rất phổ biến, với các thành viên ở các phòng ban khác nhau như marketing, bán hàng, kế toán, nghiên cứu. Các nhóm này thường được thành lập trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này, trao đổi thông tin giữa các thành viên sẽ cao. Để truyền các gói tin broadcast và multicast trong nhóm, một VLAN có thể được thiết lập cho nhóm. Với VLAN có thể dễ dàng nhóm các thành viên lại với nhau. Không có VLAN, cách duy nhất có thể làm là di chuyển mọi thành viên của nhóm lại gần nhau. Tuy nhiên các nhóm ảo không phải là không có vấn đề. Xem xét trường hợp khi một người  trên tầng 4 của tòa nhà và các thành viên khác ở dưới tầng 2. Các tài nguyên như máy in sẽ phải để trên tầng 2, điều sẽ là bất tiện cho người dùng trên tầng 4. Một vấn đề khác với việc thiết lập nhóm ảo là việc xây dựng các hệ thống server tập trung – một tập hợp các server và tài nguyên chính cho hoạt động mạng tại một địa điểm trung tâm. Có rất nhiều ưu điểm như việc cung cấp giải pháp hiệu quả hơn và giá thành hợp lý hơn cho các vấn đề an ninh, nguồn điện liên tục, hệ thống sao lưu dự phòng thống nhất và môi trường hoạt động tốt hơn. Việc này sẽ dễ dàng khi các tài nguyên chính của mạng nằm tập trung trong một vùng hơn là khi chúng rải rác trong tòa nhà. Hệ thống server tập trung sẽ gây ra vấn đề khi xây dựng các nhóm ảo nếu các server không thể đặt trên nhiều VLAN. Trong trường hợp đó, server được đặt trên một VLAN và tất cả các VLAN khác muốn truy nhập server sẽ phải đi qua router, điều này có thể làm giảm hiệu năng.
  • Quản trị đơn giản hơn: 70% giá thành của mạng là kết quả của việc thêm, di chuyển hoặc sửa đổi của người dùng trên mạng. Bất cứ lần nào một người dùng chuyển đến một mạng LAN, sẽ phải đi dây lại, đánh địa chỉ và cấu hình lại hub và router. Một vài thao tác này có thể đơn giản hóa với việc dùng VLAN. Nếu một người dùng di chuyển trong một VLAN, việc cấu hình lại router sẽ không cần thiết. Hơn nữa, tùy thuộc vào loại VLAN, các việc quản trị khác có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ. Tuy nhiên sức mạnh đầy đủ của VLAN sẽ chỉ được cảm nhận thực sự khi các công cụ quản trị tốt được tạo ra cho phép quản trị mạng kéo thả (drag and drop) người dùng vào các mạng VLAN khác nhau hoặc thiết lập các bí danh (alias). Dù vậy, VLAN sẽ thêm vào một tầng quản trị phức tạp hơn vì giờ đây cần phải quản lý cả các nhóm ảo.
  • Giảm giá thành: VLAN có thể dùng để tạo các miền quảng bá, do đó giảm thiểu nhu cầu dùng các router đắt tiền.
  • An ninh: Đôi khi các dữ liệu nhạy cảm có thể được quảng bá trên mạng. Trong các trường hợp đó, việc đặt những người có quyền truy nhập dữ liệu đó trên một VLAN có thể giảm khả năng một người ngoài lấy được dữ liệu đó. VLAN cũng có thể được dùng để quản lý các miền quảng bá, thiết lập firewall, hạn chế truy nhập và báo cho các quản trị về việc đột nhập vào mạng.

 

 

Lên đầu trang

 

Q10: Sự khác nhau giữa Rack mount Desktop switch?

  • Rack mount switch có chiều rộng 19 inch và có thể gắn lên tủ rack, nó có nguồn cung cấp bên trong, trông chuyên nghiệp và dùng cho mạng doanh nghiệp (Enterprise).
  • Desktop switch có vỏ nhỏ (bằng thép hoặc nhựa), nguồn cung cấp ngoài và dùng cho SOHO.

           

Lên đầu trang

 

Q11: IP Switch là gì? Layer-2 switch là gì? Layer-3 switch là gì? Sự khác nhau giữa các loại switch này?

Layer 2 switch là switch có hiệu năng và tốc độ cao, thực hiện chuyển mạch ở tầng 2, cũng gọi là bridging switch, chuyển tiếp các gói dựa trên địa chỉ MAC duy nhất của mỗi trạm.

 

Layer-3 switch là router có hiệu năng và tốc độ cao thực hiện định tuyến ở lớp 3, có layer-3 switching domain cho từng thiết bị, cho phép gán băng thông cho từng subnet riêng cùng với việc ngăn chặn quảng bá.

 

IP switch là switch lớp 3, thông tin cụ thể dựa trên giao thức IP và định tuyến (routing).

 

 

Lên đầu trang

 

Q12: : SNMP, RMON, Spanning tree là gì?

  • SNMP: SNMP là viết tắt của “Simple network Management Protocol”. Có 4 phần chính: trạm quản lý (thiết bị cài đặt phần mềm/ứng dụng SNMP), management agent (thiết bị SNMP có thể quản lý được qua giao thức SNMP), giao thức quản lý mạng và kho thông tin (MIB). SNMP được dùng để quản lý thiết bị mạng nhu HUB, Switch, router…
  • RMON: nghĩa là “Remote monitoring”, là sự mở rộng của chức năng SNMP và là một bước để chuyển tiếp thông tin quản trị internet, cung cấp cho quản trị mạng khả năng quản lý theo dõi các subnet như một mạng lớn thay vì từng thiết bị trên cùng một subnet. 
  • Giao thức Spanning-Tree là một giao thức quản lý kết nối cung cấp đường dự phòng trong khi ngăn chặn các vòng lặp không mong muốn trên mạng. Để một mạng Ethernet hoạt động tốt, chỉ có một đường kết nối giữa 2 trạm. Nhiều kết nối hoạt động giữa các trạm sẽ gây ra vòng lặp trong mạng. Để có kết nối dự phòng, giao thức Spanning-Tree định nghĩa một tree rải trên tất cả các switch trong một mạng rộng. Giao thức Spanning-Tree ép buộc các kết nối dự phòng vào trạng thái standby (khóa). Nếu một segment mạng trong Spanning-Tree không nối đến được hoặc giá trị Spanning-Tree thay đổi, thuật toán spanning-tree sẽ cấu hình lại topo mạng spanning-tree và tái lập các kết nối bằng cách kích hoạt các kết nối standby lên. Hoạt động của giao thức spanning-tree là trong suốt đối với các trạm, các trạm này không biết rằng chúng được nối đến một segment LAN duy nhất hay một switched LAN với nhiều segment.

 

Lên đầu trang

Q13: Tại sao tôi không thể nhìn thấy màn hình Web của WGSW-2402 trong hệ thống Windows XP?

Vấn đề xảy ra vì windows XP không hỗ trợ thành phần Java. Có 2 cách giải quyết vấn đề này.

  • Update lại firmware lên phiên bản 2.01a
  • Vào trang http://v4.windowsupdate.microsoft.com/en/default.asp và chọn "Microsoft Virtual Machine" rồi chọn mũi tên màu xanh của mục “Review and install updates”. Chọn “install now” để cài đặt "Microsoft Virtual Machine" từ trên mạng. Sau khi cài đặt, windows XP sẽ hỗ trợ java. Khi đó bạn có thể nhìn thấy màn hình Web của WGSW-2402 trong windows XP.

 

Lên đầu trang

Q14: Switch thông minh nghĩa là gì?

Switch thông minh nghĩa là switch hỗ trợ quản trị và có thể được quản trị qua SNMP, RMON hoặc trình duyệt Web…

 

 

Lên đầu trang

Q15: Cái gì sẽ quyết định hiệu năng của switch?

Có một vài tác nhân ảnh hưởng đến hiệu năng:

  • cấu hình cổng sai (kết nối full duplex bắt buộc vào cổng auto-negotiation, …)
  • Cáp kết nối sai (cat 3 cho 100-TX, quá chiều dài 100m, …)
  • VLAN cấu hình sai
  • Quá tải broadcast và collision (quá nhiều node, nhiều hơn 40 node chia xẻ cùng một cổng switch)
  • Bộ nhớ cho các gói (2MB ~ 16MB, càng nhiều càng tốt
  • Các chức năng an ninh sẽ làm giảm hiệu năng switch.
  • Kiến trúc switch blocking và non-blocking (non-blocking là tốt nhất)

 

Lên đầu trang

Q16: Broadcast storm nghìa là gì?

Về cơ bản, nó mô tả một điều kiện khi các thiết bị trên mạng tạo ra lưu lượng có khả năng sinh ra dữ liệu thêm nữa. Kết quả là sự suy giảm đáng kể hiệu năng hoặc đứt hoàn toàn mạng và các thiết bị tiếp tục tạo ra ngày các nhiều lưu lượng.

 

 

Lên đầu trang

Q17: : Một converter 10/100Base-TX sang 100Base-FX có thể làm việc với PLANET Fast Ethernet switch được không?

Có, để kết nối cổng TP của converter với switch PLANET, switch sẽ dùng auto-negotiation để thiết lập kết nối.Để nối cổng FX vào switch PLANET, đầu tiên hãy kiểm tra loại kết nối và khoảng cách tối đa cho phép. Thứ 2 là nhớ bật chế dộ full-duplex ở cả 2 đầu.

 

 

Lên đầu trang

Q18: Full duplex đòi hỏi những gì?

Để một mạng có thể hỗ trợ full duplex, cả 2 thiết bị đều phải hỗ trợ và được cấu hình làm full duplex. Full duplex được dự định để tăng tốc độ của kết nối trực tiếp giữa 2 thiết bị; VD giữa các switch hoặc giữa máy trạm và switch. Switch có thể hỗ trợ full duplex, hub thì không.

 

Cấu hình một vỉ mạng chạy full duplex trong khi nối với một hub sẽ gây ra các vấn đề như chậm hoặc thiết bị bị ngắt khỏi mạng.

 

 

Lên đầu trang

Q19: Nếu hiệu năng của mạng thấp thì tôi có thể làm gì?

  • Hãy kiểm tra lại cáp nối với switch
  • Kiểm tra môi trường mạng xem có tồn tại vòng lặp nào không? Nếu có, hãy loại bỏ kết nối Ethernet gây ra vòng lặp.
  • Kiểm tra mode duplex giữa các thiết bị với switch. Đặt mode fixed duplex trên cả 2 thiết bị

 

Lên đầu trang

Q20: : Làm cách nào tôi có thể nối một mạng Ethernet có sẵn với một mạng Fast Ethernet?

Một switch Fast Ethernet là giải pháp tốt nhất cho kết nối Ethernet và fast Ethernet vì tính năng auto-negotiation (10/100) tích hợp sẵn.

 

 

Lên đầu trang

Q21: NWAY_FORCE nghĩa là gì?

NWAY_FORCE là chế độ auto-negotiation cho tốc độ và duplex mode định sẵn. VD: NWAY_FORCE 100 Full, cổng này chỉ có thể chạy auto-negotiation 100Mbps full-duplex.

 

 

Lên đầu trang

Q22: tại sao module FNSW-2402S không thể chạy bình thường trong mode half và full duplex?

  • Hãy kiểm tra và cấu hình 100Base-FX module chạy cùng mode duplex giữa module trượt của switch và giao diện console cổng 25, 26.
  • Cấu hình đúng như bảng dưới đây:

Operating Speed/duplex

100Full-duplex mode

100Half-duplex mode

Hardware (module)

Full-duplex mode

Half-duplex mode

Software (console)

100 Full

100 Half

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q23: Rate control nghĩa là gì và hoạt động như thế nào?

Rate control được dùng để giới hạn lưu thông trên các cổng. Hai tùy chọn có thể là như sau:

  • InRate (100K): cho phép người dùng nhập giá trị điều khiển tốc độ gói gửi từ cổng này đến cổng kia.  Bạn phải kích hoạt tính năng flow control trên cổng này thì mới hoạt động được. Giá trị cho phép là từ 1 đến 1000.
  • OutRate (100K): cho phép người dùng nhập vào giá trị điều khiển tốc độ gói gửi đến cổng này từ các cổng khác. Giá trị cho phép là từ 1 đến 1000.

 

Lên đầu trang

Q24: Làm sao tôi có thể dùng một kết nối gigabit Ethernet song song với mạng 10/100 như một kết nối riêng để tăng tốc độ backup giữa máy trạm và server?

Cách dễ nhất để làm việc này là bỏ vỉ mạng 10/100 trên server và chỉ dùng vỉ gigabit Ethernet. Giả thiết rằng bạn không có switch gigabit, bạn sẽ cần đên một máy tính có 2 vỉ mạng, một 10/100 và một 10/100/1000, chạy windows xp. Sau đó dùng chức năng Network Bridge của XP để nối 2 vỉ mạng trên máy này và bạn đã có hệ thống sẵn sàng. Xem thêm về tính năng Bridge ở This Microsoft article .

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q25: Giới hạn khoảng cách kết nối Gigabit Ethernet là bao nhiêu?

 

Chuẩn

Loại cáp quang

Đường kính

(microns)

Băng thông

(MHz*km)

Khoảng cách (meters)

1000BASE-SX

MM

62.5

160

2 đến 220*

""

MM

62.5

200

2 đến 275**

""

MM

50.0

400

2 đến 500

""

MM

50.0

500

2 đến 550***

1000BASE-LX

MM

62.5

500

2 đến 550

""

MM

50.0

400

2 đến 550

""

MM

50.0

500

2 đến 550

""

SM

9.0

N/A

2 đến 5000

 

Ghi chú:

  • Chuẩn TIA 568 cho cáp quy định 160/500 MHz*Km cáp quang đa mode
  • Chuẩn quốc tế ISO/IEC 11801 quy định 200/500 MHz*km cáp quang đa mode
  • Chuẩn ANSI Fibre Channel quy định 500/500 MHz*km cáp quang đa mode 50 micron và cáp 500/500Mhz*km đã được đề nghị đưa thêm vào ISO/IEC 11801

 

 

Lên đầu trang

Q26: : Lợi ích của PLANET gigabit switch cho người dùng là gì?

Lợi ích của gigabit Ethernet bao gồm sản phẩm giá thành rẻ, sự tự do lựa chọn sản phẩm, tính tương hỗ và tương thích ngược. Công nghệ gigabit Ethernet là sự mở rộng của chuẩn 10/100Mbps Ethernet. Gigabit Ethernet sẽ hỗ trợ các ứng dụng hiện có, các hệ điều hành mạng và quản trị mạng; nó đòi hỏi bổ sung kiến thức một lượng tối thiểu cho người dùng và quản trị mạng Ethernet. Các mặt bảo vệ đầu tư và giảm thiểu nguy cơ đã khiến cho gigabit Ethernet được ưa thích.

 

 

 

Lên đầu trang

Q27: Gigabit Ethernet làm việc với mạng có sẵn như thế nào?

Công nghệ gigabit Ethernet sẽ hoàn toàn tương thích với các mạng có sẵn và bảo vệ đầu tư của người dùng đối với các ứng dụng, hệ điều hành mạng, giao thức và quản trị mạng. Gigabit Ethernet sẽ duy trì định dạng khung Ethernet IEEE 802.3 và các đặc tính của đối tượng điều khiển được trong IEEE802.3. Vì vậy, người dùng có thể chuyển đổi dễ dàng sang tốc độ gigabit với các ứng dụng, hệ điều hành mạng, giao thức và quản trị mạng hiện có. Gigabit Ethernet sẽ cung cấp băng thông lớn cho các phần cần thiết của mạng trong khi tích hợp hoàn toàn với hạ tầng mạng hiện thời của khách hàng.

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q28: Modun PLANET SFP (Mini-GBIC) được thiết kế cho riêng GSW-2400S?

Không. lưu ý rằng SFP (Small Form-factor Plugable), Mini-GBIC là giao diện chuẩn và có thể được lắp đặt vào bất kỳ switch nào cung cấp giao diện SFP này.

 

 

Lên đầu trang

Q29: Lý do chính để thay thế Fast Ethernet switch bằng Gigabit Ethernet switch?

Lý do quan trọng nhất để áp dụng giải pháp Gigabit là ở trung tâm dữ liệu (hoặc backbone) và giữa các workgroup với trung tâm. Hiển nhiên là bất kỳ kết nối nào giữa các switch trong mạng nên là Gigabit. Điều này cho phép các PC sử dụng vỉ mạng 10/100 chuyển sang 100Mbps mà không gây ra nút cổ chai ở backbone. Các trung tâm mạng bận rộn cũng nên trang bị các vỉ mạng gigabit. Điều này sẽ ngăn chặn các cổ chai từ server đến switch và tăng hiệu năng của các máy trạm 100Mbps khi yêu cầu dữ liệu từ server. Khi nhu cầu băng thông tăng lên, đặc biệt là các ứng dụng đồ họa và multimedia, Gigabit có thể được chạy trên các máy trạm.

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q30: Các switch PLANET GSD-500/500S, GSD-800/800S là rack mount ?

Đúng. PLANET cung cấp 2 loại tai rack cho những switch này:

  • RKE-10A: Rack mount kit cho tủ 10inch
  • RKE-10B: Rack mount kit cho tủ 19inch

Hơn nữa, không chỉ có 4 loại switch này mà một loạt các dòng sản phẩm 10inch của PLANET như FSD-1600, FSD-1601ST, ERT-805, đều có cùng kích thước và có thể lắp vừa vào tủ 10inch hoặc 19inch với các bộ rack mount kit kể trên.

 

 

Lên đầu trang

Q31: Các switch gigabit Ethernet PLANET GSD-500/500S, GSD800/800S, GSW-1600/2400 hỗ trợ jumbo frame?

Không. Các switch gigabit Ethernet này không hộ trợ tính năng jumbo frame.

 

Lên đầu trang

 

Q32: Chức năng Flow control trên switch là gì?

Trong thời gian tải mạng nặng, các buffer của cổng switch có thể nhận được quá nhiều lưu lượng và điền đầy nhanh hơn khả năng switch có thể gửi thông tin đi. Trong trường hợp này, switch có thể báo cho thiết bị gửi gói chờ đến khi thông tin trong buffer có thể được gửi đi. Sự can thiệp này gọi là flow control. Phương pháp làm flow control tùy thuộc vào việc cổng được cấu hình full hoặc half duplex. Mô hình không chuẩn nhưng phổ dụng gọi là back-pressure được dùng trong các kết nối half-duplex. Ủy ban IEEE 802.e thiết lập chuẩn 802.3x flow control được dùng trong kết nối full duplex.

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q33:  Lợi ích của SGSW-4802 là gì?

PLANET SGSW-4802 loại bỏ những hạn chế của các switch riêng lẻ bằng cách dùng công nghệ stacking và nó mở rộng đáng kể mật độ cổng từ 48 đến tối đa 768 cổng. Đây là một giải pháp rất linh hoạt đón bắt được những yêu cầu về mạng của bạn. Mỗi một thiết bị có một giao diện điều khiển tích hợp sẵn để cấu hình và theo dõi bằng cổng console, telnet, web hoặc SNMP.

 

 

 

Lên đầu trang

Q34: Nếu tôi dùng chức năng stack của SGSW-4802 thì có bao nhiêu switch có thể nối được với nhau? Tôi có thể nối stack SGSW-4802 với SGSW-2402 được không?

SGSW-4802 hỗ trợ tối đa 16 thiết bị stack được với nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể stack SGSW-4802 và SGSW-2402 với nhau. Nó cung cấp tối đa 16 thiết bị có thể stack với nhau.

 

 

Lên đầu trang

Q35:Có 4 mode stack cho SGSW-4802. Ý nghĩa và khả năng sử dụng?

Off: tắt chức năng stack

  • A: Auto select mode, gán cho switch địa chỉ MAC làm thiết bị Master.
  • M: Master mode, cho phép bạn gán một switch làm thiết bị Master.
  • S: Slave mode. cho phép gán một switch làm thiết bị Slave

* Lưu ý rằng khi chọn “Master” từ “Stacking state”, nó cho phép người dùng gán switch này thành master trong nhóm stack. Khi đó các switch còn lại nên là thiết bị slave.

 

 

 

Lên đầu trang

Q36: Khi nào tôi có thể dùng chức năng port mirror của SGSW-4802. Tôi đặt cổng 12 làm mirror cho cổng 40 nhưng nó không chấp nhận, tại sao?

Do hạn chế của phần cứng, chức năng port mirror không thể xuyên qua các nhóm khác nhau trong khi cổng 1-24 là một nhóm còn cổng 25-48 là nhóm khác.

 

 

Lên đầu trang

Q37: Stackable switch là gì và sự khác nhau giữa hardware stack với IP stack?

Stackable hub là một sản phẩm cung cấp khả năng mở rộng số lượng cổng để đạt yêu cầu của bàn về số cổng và việc quản trị:

 

Phương thức

 

Hardware Stack

IP Stack

Băng thông

Dựa trên chipstack-bus 2Gbps hoặc cao hơn

1Gbps (2Gbps in full duplex)

Khoảng cách

Ngắn, dựa trên stack-bus, 30~50 cm qua cáp SCSI

Dài, 100m với UTP cable, tối đa 10km qua GbE LX

Mặt tốt

Băng thông cao

 

Linh hoạt trong cài đặt mạng, khả năng mở rộng mạng cao

Mặt kém

Khoảng cách ngắn, hạn chế độ linh hoạt và cài đặt

Có thể là nút cổ chai của mạng

 

 

 

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q38: Sự khác nhau giữa PLANET GSW-1600/GSW-2400 và GSW-1600S/GSW2400S?

Lưu ý rằng GSW-1600 và GSW-2400 là các switch không quản trị được, GSW-2400 cũng cung cấp 2 giao diện Mini-GBIC. GSW-1600S/GSW-2400S có các giao diện web cho chức năng quản trị thông minh. Hỗ trợ các chức năng đặt tốc độ từng cổng, duplex, flow control và QoS, Trunking và VLAN theo cổng, mirroring, và trap các event của switch.

 

 

 

Lên đầu trang

Q39: Thông lượng của GSW-2400S? Tôi thấy 2 thông số khác nhau từ CDROM và website của PLANET

Switch GSW-2400S có thông lượng 48Gbps. Chúng tôi đã chỉnh sửa lại trên website và tài liệu liên quan. CDROM bản mới sẽ được sửa đổi.

 

 

Lên đầu trang

Q40: GSW-1600S/GSW-2400S hộ trợ tính năng trap. Tính năng này có giống trap của phần mềm SNMP?

Không, tính năng trap này khác với trap của SNMP. Trap chỉ dùng cho các event của switch  và người dùng có thể xem trap qua công cụ quản trị web.

 

 

Lên đầu trang

Q41: Khi mất mật khẩu của GSW-1600S và GSW-2400S thi làm thế nào?

Nếu bạn quên mật khẩu của GSW-1600S và GSW-2400S thì có một nút “Reset” ở mặt sau switch. Hãy ấn và nhả nút Reset, các switch này sẽ trở về mode mặc định của nhà sản xuất (mật khẩu: admin).

 

 

Lên đầu trang

Q42: Nâng cấp firmware của GSW-1600S và GSW-2400S như thế nào?

Công cụ quản trị web cung cấp chức năng nâng cấp firmware. Người dùng có thể dễ dàng nâng cấp firmware mới qua công cụ quản trị web. Hãy lấy firmware mới nhất trên website của PLANET.

 

 

Lên đầu trang

Q43: Lợi ích của tính năng backup trên GSW-1600S và GSW-2400S?

  • Dễ dàng khôi phục lại các cài đặt cũ của switch.
  • Cấu hình nhiều switch nhanh và dễ

 

Lên đầu trang

Q44: Có trường hợp tương thích nào khi module SFP mini-GBIC của PLANET hoạt động cùng các loại switch khác có giao diện SFP mini-GBIC?

Về cơ bản, SFP Mini-GBIC là một chuẩn phổ biến có 20 chân và tương thích với chuẩn 802.3z Gigabit Ethernet. Module SFP Mini-GBIC của PLANET có thể lắp đặt cùng với các thiết bị switch của PLANET và các thiết bị khác có tích hợp switch, ngoại trự các thiết bị switch của HP và Cisco. Cả HP và Cisco đều thiết đặt để chặn mã giới hạn người sử dụng chỉ có thể lắp đặt SFP Mini-GBIC module của HP và Cisco. Do không có mã này, module Mini-GBIC mang lại khả năng lắp đặt linh hoạt cùng bất kỳ switch của công ty thứ ba cũng không có mã trong giao diện SFP.

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q45: Điểm khác nhau chính của GSW-2400S và GSW-2400S H/W ver 2.0?

Tính năng của hai phiên bản đều không có tính năng cổng mirror. Phiên bản GSW-2400S chỉ hỗ trợ cổng mirror nhận (Rx) trong khi phiên bản 2 SGW-2400S H/W ver 2.0 hỗ trợ cổng mirror nhận (Rx), cổng mirror truyền (Tx), và cả cổng mirror receive / transmit (cả hai).

 

 

 

Lên đầu trang

Q46: Điểm khác nhau chính giữa GSW-2400S và GSW-2400S H/W v2.0?

Chức năng của hai phiên bản là như nhau chỉ khác nhau về chức năng cổng mirror. Phiên bản 1 chỉ hỗ trợ cổng mirror nhận (Rx) trong khi phiên bản 2 hỗ trợ cổng mirror nhận (Rx), cổng mirror truyền (Tx), và cổng mirror nhận/truyền (cả hai).

 

 

 

Lên đầu trang

Q47: Điểm khác nhau giữa startup-config, running-config, và backup-config là gì?

Khi WGSW-24010 khởi động, hệ thống sẽ đọc startup-config và tạo một bản sao của running-config. Sau quá trình khởi động, hệ thống làm việc với running-config, mọi sự thay đổi của cấu hình đều được lưu trước khi running-config nhưng không trước startup-config. Sự khởi động mới sẽ đọc startup-config gốc không bị thay đổi. Để khởi động với cấu hình mới, bạn cần sao chép running-config tới startup-config trước khi khởi động lại (trong dấu nháy lệnh sử dụng lệnh "copy run start").

 

 

Khi bạn làm một cấu hình hỏng trong lúc hệ thống đang chạy, sao chép startup-config sang running -config hoặc khởi động lại để WGSW-24010 khởi động lại cấu hình trước.

 

WGSW-24010 cung cấp tính năng cấu hình mặc định của nhà sản xuất để khi khởi động lại WGSW-24010 sẽ trở về cấu hình mặc định của nhà sản xuất. Khi bạn chạy tính năng cấu hình mặc định, WGSW-24010 sẽ khởi động lại với một startup configuration trống rỗng. hãy sao cấu hình mặc định của nhà sản xuất, backup-config, bằng tay trước khi starup-config.( Trong dấu nháy lệnh sử dụng lệnh "copy back start".

 

 

 

Lên đầu trang

Q49: Điểm khác nhau giữa FGSW-2620VS và FGSW-2620PVS là gì?

FGSW-2620PVS phát triển từ FGSW-2620VS, vẫn giữ toàn bộ đặc điểm của FGSW-2620VS; hơn thế nữa, chúng tôi còn cho thêm một tính năng nhận nguồn qua cáp Ethernet. Tính năng nhận nguồn này tương thích với chuẩn POE IEEE 802.3af, hỗ trợ nhận nguồn 48VDC từ bất kỳ thiết bị nhận nguồn từ xa theo chuẩn IEEE 802.3af (PD) như Wireless LAN Access Point, IP pho;ne, và LAN Camea.

 



 

Lên đầu trang

Q50: FGSW-2402PVS và FGSW-2620PVS hỗ trợ bao nhiêu PD?

Với công suất hỗ trợ lên tới 260 W, FGSW-2402PVS và FGSW-2620PVS cung cấp nguồn hiệu quả cho 24 thiết bị từ xa.

 

 

Lên đầu trang

Q51: Thiết bị mạng của tôi có thể sử dụng cả POE và adapter nguồn, tôi sử dụng thiết bị hoạt động với FGSW-2402PVS hoặc FGSW-2620PVS như thế nào?

Không cần sử dụng adapter nguồn khi thiết bị hoạt động cùng FGSW-2402PVS hoặc FGSW-2620PVS. Đối với chức năng quản lý, bạn có thể điều khiển thiết bị theo cổng bằng cách enable/disable kết nối mạng và enable/diasable nguồn cấp.

 

 

Lên đầu trang

Q52: Thiết bị Ethernet của  tôi dùng adapter nguồn khác 48VDC và không tương thích với chuẩn POE, thiết bị có thể hoạt động với FGSW-2402PVS hay FGSW-2620PVS?

Bạn có thể sử dụng một splitter PoE, như PLANET POE-150S, hoạt độgn như một bộ đổi nguồn giữa FGSW-2402PVS / FGSW-2620PVS và thiết bị Ethernet. Có ba loại POE-150S cho  điện áp khác nhau: 5VDC, 9VDC, và 12VDC.

 

 

Lên đầu trang

Q53: Thiết bị của tôi không cần nguồn qua PoE, tôi có thể tắt tính năng PoE?

Không, FGSW-2402PVS / FGSW2620PVS có thể tự động dò tìm các thiết bị kết nối và quyết định có cấp nguồn hay không. Nếu thiết bị tương thích với chuẩn IEEE 802.3af, FGSW-2402PVS / FGSW2620PVS sẽ tự động cấp nguồn 48VDC cho nó. Nếu không, FGSW-2402PVS / FGSW-2620PVS sẽ không cấp nguồn và vẫn hoạt động như một switch quản lý.

 


 

 

Lên đầu trang

Q54: ACL là gì? (Access Control List)?

Danh sách điều khiển truy cập ACL là một tính năng nâng cao của switch, nó cho phép người quản trị mạng cấu hình switch để kiểm tra định dạng gói tin và nội dung của các lớp 2, lớp 3, lớp 4 (hay MAC, IP và các lớp TCP/ UDP). Sau khi những thông số của những lớp này được định nghĩa và phát hiện, switch có thể ra quyết định với chức năng ACL để bảo vệ mạng chống lại các cuộc tấn công DoS, thiết lập tốc độ giới hạn cho băng thông sử dụng, và cả QoS để cùng hỗ trợ các ứng dụng.

 

 

 

Lên đầu trang

Q55: Switch hỗ trợ kiểu QoS nào?

Danh sách điều khiển truy cập ACL là một tính năng nâng cao của switch, nó cho phép người quản trị mạng cấu hình switch để kiểm tra định dạng gói tin và nội dung của các lớp 2, lớp 3, lớp 4 (hay MAC, IP và các lớp TCP/ UDP). Sau khi những thông số của những lớp này được định nghĩa và phát hiện, switch có thể ra quyết định với chức năng ACL để bảo vệ mạng chống lại các cuộc tấn công DoS, thiết lập tốc độ giới hạn cho băng thông sử dụng, và cả QoS để cùng hỗ trợ các ứng dụng.

 

 

 

Lên đầu trang

Q56: Tôi có thể điều khiển Enable/Disable nguồn cho các thiết bị kết nối đến?

Đúng. WGSW-2620PV cũng cung cấp tính năng để điều khiển cấp nguồn qua giao diện quản lý, người quản trị có thể tắt hoặc bật nguồn của mỗi cổng, đặt thứ tự nguồn ưu tiên và điều chỉnh nguồn cho mỗi thiết bị kết nối đến.

 

 

 

Lên đầu trang

Q57: GVRP và GMRP là gì?

  • GVRP cho phép phổ biến tín hiệu VLAN từ thiết bị tới thiết bị.Với GVRP, một switch đơn được cấu hình bằng tay với mọi thiết bị VLAN mong muốn trong mạng, và tất cả switch khác trong mạng dùng VLANs dynamically.
  • GMRP cung cấp một cơ chế cho phép bắc cầu và các trạm cuối để đăng ký động thông tin các thành viên nhóm với các bridge MAC liên kết tới cùng một segment LAN và cho cho phép thông tin truyền qua tất cả bridge trong mạng Bridged LAN hỗ trợ các dịch vụ lọc mở rộng. Hoạt động của GMRP dựa trên các dịch vụ được GARP cung cấp.

 

 

Lên đầu trang

Q58: UPS-400 hoạt động với WGSW-2620PV như thế nào?

WGSW-2620PV cung cấp hai giao diện cho nguồn vào, một cho nguồn AC và một giao diện 48VDC cho UPS-400. WGSW-2620PV có thể sử dụng một trong số chúng để cấp nguồn. Nếu cả hai cùng được sử dụng, UPS có vai trò là nguồn dự phòng cho WGSW-2620PV.

 

 

Lên đầu trang

Q59: Tôi cấp nguồn cho FSD-504PE như thế nào , khi nó nhận cả nguồn 12VDC và nguồn PoE 48VDC?

Nếu bạn có thiết bị cấp nguồn PoE: PoE PSE, như POE-150, POE-1200/2400 hub PoE hay switch PoE, chúng tôi khuyến nghị sử dụng nguồn PoE 48VDC cho thuận tiện và linh hoạt.

 

 

Lên đầu trang

Q60: Nếu tôi lắp cả nguồn 12VDC và PoE 48VDC thì sao?

FSD-504PF sẽ lấy nguồn PoE 48VDC (thứ tự ưu tiên số 1). Nếu nguồn PoE ngừng cấp nguồn, nguồn 12VDC sẽ ngay lập tức được sử dụng.

 

 

Lên đầu trang

Q61: Điểm khác nhau giữa GSD-800S và GSD-800S v2?

Chúng tôi thay đổi thiết kế phần cứng của GSD-800S. Chúng có cùng kích thước nhưng khác tính năng bao gồm: LED chỉ thị, tính năng chuyển mạch, và thông số kỹ thuật.

 

 

Lên đầu trang

Q62: Tôi có thể quản lý GSD-800S v2?

GSD-800S v2 hỗ trợ cả tính năng console và tính năng web thông minh, bạn có thể cấu hình switch bằng cổng console hay bằng máy tính nối tới switch sử dụng trình duyệt web.

 

 

Lên đầu trang

Q63: Class I và II cho Fast Ethernet hub là gì?

Hub Class I và II được định nghĩa trong chuẩn IEEE 802.3u cho Fast Ethernet. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa chúng là Class I repeater không thể nối cascade được còn Class II có thể cascade sâu 2 mức. class I nghĩa là một hub trong một vùng xung đột trừ khi thiết bị nối stack được hoặc nối với switch hay là bridge/router.

 

 

Lên đầu trang

Q64: Lặp mạng nghĩa là gì?

Lặp mạng nghĩa là các gói bạn gửi đi quay trở lại với bạn. Nói cách khác bạn có một kết nối lặp trong mạng nhưng không cài đặt một bridge hoặc router để ngăn chặn vòng lặp vô tận trong mạng. Trong phần lớn các trường hợp có nhiều switching hub hoặc nhiều dual-speed hub module nối thành một vòng. Lặp mạng làm cho toàn bộ hệ thống mạng không hoạt động được.

 

 

 

Lên đầu trang

Q65: Chức năng của internal switch hoặc bridge trong một Hub 2 tốc độ là gì?

Switch cho phép các mạng 10 và 100Mbps nói chuyện được với nhau. Nói cách khác, switch dùng để nối bridge hai segment mạng riêng rẽ thành một.

 

 

Lên đầu trang

Q66: Fast Ethernet hub của PLANET hỗ trợ các loại cáp nối mạng gì?

Ba chuẩn cho cáp nối mạng trong IEEE 802.3u: 100Base-TX, 100Base-T4 và 100Base-FX. 100Base-TX và 100Base-T4 hỗ trợ cáp xoắn không vỏ bọc và 100Base-FX hỗ trợ cáp quang trong mạng Fast Ethernet. Các hub Fast Ethernet của PLANET hỗ trợ 100Base-TX và 100Base-FX.

 

 

Lên đầu trang

Q67:Auto-negotiation là gì?

Auto-negotiation là một chuẩn công nghệ định nghĩa trong IEEE802.3u. Theo chuẩn này, auto-negotiation trong một mạng 100Base-T là cơ chế kiểm soát cáp khi mốt kết nối được thiết lập đến một thiết bị mạng. Auto-negotiation dò tìm các mode khác nhau trong thiết bị ở đầu kia của cáp và quảng bá khả năng của chính mình đề tự động cấu hình mode hoạt động có hiệu năng cao nhất. Auto-negotiation định nghĩa 4 mode: 10Base-T half dulplex, 10Base-T full dulplex, 100Base-T half dulplex và 100Base-T full dulplex. Nó tự động chuyển sang mode đúng trong khi xác lập mode hoạt động cao nhất. Auto-negotiation chuyển điểu khiển cáp cho các công nghệ thích hợp và trở nên trong suốt cho đến khi kết nối bị đứt.

 

 

 

 

 

Lên đầu trang

Q68: Mức ưu tiên của auto-negotiation trong 4 mode là gi?

1.100Base-TX full duplex 2.100Base-TX half duplex   3.10Base-T full duplex 4.10Base-T half duplex.

 

 

Lên đầu trang

Q69: Lợi ích của auto-negotiation là gì?

Các lợi ích chính của auto-negotiation là (1) tự động kết nối với hiệu năng cao nhất mà không cần sự can thiệp của người dùng hoặc phần mềm; và (2) tương tích ngược với các thiết bị có sẵn cho phép cấu hình đơn giản các thiết bị mới vào mạng có sẵn.

 

 

Lên đầu trang

Q70: Sự khác nhau giữa kết nối MDI và MDI-X?

Trong các chuẩn 10Base-T và 100Base-T, 2 đôi cáp được dùng đề truyền dẫn tín hiệu giữa các node. Khi 2 node được nối với nhau, đầu truyền của node này phải nối với đầu nhận của node kia và ngược lại. Cái này gọi là chéo (cross). Nếu lại bắt chéo lần nữa thì sẽ được một kết nối thẳng (straight-through). Một quy luật đơn giản là “Cần có một số lẻ lần chéo trong kết nối giữa 2 node). Một cáp UTP/RJ45 chuẩn là cáp thẳng, nghĩa là các chân nối đúng thứ tự ở 2 giắc. Các giắc chuẩn trên một hub sẽ là loại chéo nên có thể dùng cáp thẳng để kết nối một cổng hub với một vỉ mạng. Nếu bạn muốn nối một vỉ mạng trực tiếp đến vỉ mạng khác hoặc nối 2 hub thì phải dùng một cáp đặc biệt có 2 đôi dây bắt chéo. Cáp này gọi là cáp chéo (cross over). Một số hub cung cấp cổng đặc biệt cho phép kết nối hub này với một cổng MDI-X của hub khác mà không cần dùng cáp chéo. Cổng này được cấu hình là MDI. Nó thường được gọi là cổng uplink hoặc cổng MDI-II.

 

 

 

 

 

 

 

Lên đầu trang

71: Tại sao máy tôi không chạy khi chuyển vỉ mạng 10/100 sang mode full duplex?

Theo chuẩn IEEE, Hub chỉ chạy được ở mode half dulplex, chỉ có các switch là hỗ trợ Full duplex.

 

 

Lên đầu trang

Q72:Có thể tăng tốc độ mạng được không khi một kết nối được thiết lập nhưng chậm?

Vì các hub là thiết bị chia xẻ, bạn không thể nâng tốc độ được. Khi có nhiều người dùng nối đến hub, tổng băng thông sẽ bị giảm.

 

 

Lên đầu trang

Q73: Các gợi ý gỡ rối

Nếu một Hub không nối được vào mạng:

  • Kiểm tra Led Link/Activity trên Hub. Nếu Led Link/Activity không sáng, kiểm tra tất cả các kết nối ở vỉ mạng và hub. Kiểm tra driver vỉ mạng đã được nạp.
  • Thử một cổng khác trên Hub.
  • Chắc chắn rằng cáp được lắp đặt đúng. Cáp mạng phải được gắn chặt ở tất cả các kết nối. Nếu cáp đã gắn chặt mà vẫn lỗi thì thử cáp khác.
  • Tắt nguồn đi một lúc rồi bật lại.

 

Lên đầu trang

Q74:IP sharing Hub là gì?

IP Sharing hub nghĩa là hub có tính năng dịch địa chỉ (NAT). Cho phép nhiều người dùng truy nhập được vào mạng Internet/ISP qua một địa chỉ IP.

 

 

Lên đầu trang

Q75: Có thể kết nối 2 PC mà không có Hub được không?

Có. Bạn có thể nối 2 PC trực tiếp không dùng hub nếu dùng một cáp chéo cat 5 với giắc RJ-45. Xem tài liệu hướng dẫn về cách đấu chân cáp chéo.

 

 

Lên đầu trang

Q76: Giới hạn số lượng hub cascade trong mạng không? Switch thì sao?

Trong một môi trường Ethernet chỉ có tối đa 4 Hub không stack nối được với nhau theo cascade. Trong môi trường Fast Ethernet, chỉ có 2 hub không stack là nối cascade với nhau được. Switch không có giới hạn.

 

 

Lên đầu trang

Q77: Tôi dùng một vỉ mạng 10/100Mbps và một hub 100Mbps để tạo một mạng Fast Ethernet nhưng chỉ chạy được 10Mbps, làm sao để chạy được Fast Ethernet ở 100Mbps?

Khi tạo lập môi trường mạng Fast Ethernet, bên cạnh Hub 100Mbps hãy kiểm tra khoảng cách tối đa giữa các node mạng và cáp. Khoảng cách mạng tối đa là 205m và chỉ cho phép 2 hub non-stackable nối với nhau. Hãy chọn cáp EIA568B và là loại UTP cat 5. Sơ đồ chân cáp:

 

1- Trắng/Cam           2- Cam

3- Trắng/Lục            4- Lam

5- Trắng/Lam           6- Lục

7- Trắng/Nâu            8- Nâu

 

Lên đầu trang

Q78: Lợi ích của việc dùng stackable hub là gì? Tại sao nó quan trọng cho Fast Ethernet?

Chỉ có 2 Hub 100Mbps có thể nối cascade với nhau nên số lượng người dùng bị hạn chế. Hub stackable cho phép nối stack với nhau thành một Hub logic lớn nên trong mạng Fast Ethernet bạn có thể có 2 stack của các Hub dùng được cho nhiều người. Trong Fast Ethernet hãy dùng Hub nối stack chứ đừng nối cascade.

 

 

 

Lên đầu trang

Q79: Làm sao tôi biết là đang có quá nhiều xung đột?

Tùy thuộc vào ứng dụng và giao thức. Trong phần lớn các trường hợp, xung đột ở mức 50% sẽ không làm giảm chất lượng quá mức. Nếu mạng bị chậm và tỷ lệ xung đột là cao thì có lẽ bạn nên thử chia mạng thành nhiều segment bằng switch hoặc router để tăng hiệu năng.

 

 

Lên đầu trang

Q80: Làm cách nào để giảm xung đột?

Bạn cần phải giảm số thiết bị hoặc chia segment mạng hoặc thay hub bằng switch để có khả năng quản trị mạng tốt hơn đối với các thiết bị.

 

 

 

Lên đầu trang

Q81 : Broadcast storm là gì ?

Về cơ bản, nó mô tả một điều kiện khi các thiết bị trên mạng tạo ra lưu lượng có khả năng sinh ra dữ liệu thêm nữa. Kết quả là sự suy giảm đáng kể hiệu năng hoặc đứt hoàn toàn mạng và các thiết bị tiếp tục tạo ra ngày càng nhiều lưu lượng.

 

 

Lên đầu trang

Q82: Sự khác nhau giữa Hub và switching hub?

Mỗi cổng của switch có băng thông dành riêng cho mạng. Hub chỉ là một thiết bị để chia xẻ, tất cả các cổng của Hub cùng chia xẻ một băng thông mạng. Hub là một repeater nhiều cổng mà không có kiểm tra lỗi trong khi switch là một bridge nhiều cổng có kiểm tra lỗi.

 

 

 

Lên đầu trang

Q83: Đèn Led collision không bao giờ sáng trong mode 100M full duplex, có đúng không?

Full duplex nghĩa là một đường dành riêng cho gửi và một cho nhận cho nên không có xung đột nào xảy ra nên đèn collision không bao giờ nháy trong kết nối Full Duplex.

 

 

 

Lên đầu trang

Q84: Lợi ích của PLANET Gigabit switch cho người dùng là gì?

Lợi ích của Gigabit Ethernet bao gồm: sản phẩm giá thành rẻ, sự tự do lựa chọn sản phẩm, tính tương hỗ và tương thích ngược. Công nghệ gigabit Ethernet là sự mở rộng của chuẩn 10/100Mbps Ethernet. Gigabit Ethernet sẽ hỗ trợ các ứng dụng hiện có, các hệ điều hành mạng và quản trị mạng; nó đòi hỏi bổ sung kiến thức một lượng tối thiểu cho người dùng và quản trị mạng Ethernet. Các mặt bảo vệ đầu tư và giảm thiểu nguy cơ đã khiến cho gigabit Ethernet được ưa thích.

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

 





Được tạo bởi congnm
Lần sửa cuối 06/08/08

Giới thiệu PLANETPhản hồi trực tuyến Mua hàng ở đâySơ đồ WebsiteEnglish  

Sử dụng bộ phần mềm TVIS 3.0
© Bản quyền của công ty máy tính NETCOM Co.,Ltd 2000-2016

Số lần truy cập:

Mọi kết nối tới Website này cũng như việc tái sử dụng lại nội dung phải được sự đồng ý của công ty NETCOM Co.,Ltd.
Mọi chi tiết xin liên hệ theo địa chỉ sau: Công ty máy tính NETCOM Co.,Ltd Số 46A/120 Đường Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội.
Tel: (04)35737747 , Fax: (04)35737748 , Email: support@netcom.com.vn